– Nội dung gây kích động
- Nội dung gây sốc, giật gân, thiếu tôn trọng hoặc bạo lực quá mức, bao gồm những nội dung có ngôn ngữ bạo lực, tục tĩu, máu me, xúc phạm, chửi thề hoặc nguyền rủa, nói xấu liên quan đến chủng tộc hay tình dục, các biến thể về ngữ pháp và chính tả ám chỉ ngôn ngữ tục tĩu.
- Nội dung liên quan đến các vấn đề cá nhân. Nội dung này bao gồm, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề về chủng tộc, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, độ tuổi, xu hướng giới tính hoặc sinh hoạt tình dục, định dạng giới tính, tình trạng khuyết tật, bệnh tật (bao gồm sức khỏe thể chất hoặc tinh thần), tình trạng tài chính, tư cách thành viên trong công đoàn, hồ sơ phạm tội hoặc tên của người đọc.
- Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
– Nội dung có tính lừa gạt người xem
- Nội dung lừa dối, giả hoặc sai lệch, bao gồm các yêu cầu, ưu đãi hoặc biện pháp kinh doanh lừa bịp.
- Sử dụng tên, logo của các cơ quan nhà nước mà không được kiểm chứng (ví dụ: làm giả logo “đã đăng ký bộ công thương”)
- Nội dung đưa thông tin không được kiểm chứng về số lượng người quan tâm, lượt chia sẻ, bình luận, lượt xem bài viết của OA.
- Sản phẩm, dịch vụ hoặc ưu đãi khuyến mại hứa hẹn nhưng không dễ dàng tìm thấy từ trang đích.
– Ví dụ cụ thể: Quảng cáo đưa ra thông tin “Mua máy tính bảng giá chỉ từ 40 đô la”, nhưng khi nhấp vào quảng cáo, người dùng nhận thấy không có máy tính bảng nào có thể mua với giá 40 đô la. - Quảng cáo có những nội dung sai lệch với sự thật hoặc nói quá lên, các quảng cáo không có bằng chứng xác thực cho nội dung được quảng cáo.
– Ví dụ: Quảng cáo thông báo hàng ngàn người đã thử qua một điều gì đó; quảng cáo nói rằng mọi người phát sốt, phát cuồng vì một vấn đề gì đó mà không có bằng chứng; quảng cáo có chứa các từ ngữ như “Tin nóng”, “Tin 24h”, “Tin giật gân” và các từ ngữ tương tự khác; quảng cáo có chứa các từ ngữ giật tít khác theo quy định và quyết định của Zalo Ads.
– Ví dụ cụ thể: “Bà con phát cuồng vì đồng hồ giảm giá 70%”; “Tin nóng: có thể chữa được bệnh này mà không cần đi bệnh viện”. - Nội dung có tính chất mê tín, yêu cầu người dùng đưa thông tin về cung hoàng đạo, năm sinh, con giáp…, đưa những câu chuyện may mắn khó có khả năng xảy ra (giàu phất lên nhờ mua nhẫn, vòng…)
- Nội dung thể hiện sự may rủi, mang tính chất thần thánh hóa các sản phẩm, hàng hóa được bán ra.
– Nội dung giật tít, gây phản cảm cho người đọc
- Nội dung gây giật gân, giật tít, gây phản cảm cho người đọc.
- Dùng từ chỉ vùng miền trong bối cảnh không phù hợp, không có chứng cứ xác thực, ví dụ: bí quyết riêng của phụ nữ TP.HCM…
- Nhắc đến các nước khác với ý nghĩa tiêu cực. VD: Bác sĩ Mỹ bó tay…
- Đưa ra những nhận định đi ngược lại/ đả kích hay tỏ ý nghi ngờ với y học phương Đông, phương Tây hay cổ truyền. Ví dụ: Thuốc tây không thể chữa trị…
- Nội dung trên quảng cáo không được có các từ ngữ nghĩa trang, bia mộ, mồ mả.
- Danh sách các từ khóa không được phép quảng cáo: phẫu thuật, lây nhiễm; bệnh xã hội, quan hệ tình dục, dương vật, âm đạo, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, chăm sóc vùng kín, nạo hút thai, phá thai, bệnh trĩ và các từ ngữ mô tả bệnh trĩ (sa búi, sa lòi…), hôi nách, hôi miệng, hắc lào, lang ben,… và một số từ ngữ mang tính chất nhạy cảm khác (lâu ra, chưa đến chợ đã hết tiền, dài đến 30 phút…).
– Nội dung mang tính cam kết
- Quảng cáo sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”,“số một” hoặc từ ngữ, số liệu có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu chứng minh, kiểm chứng theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Quảng cáo chứa các từ ngữ như “cam kết”, “nặng mấy cũng khỏi”, “chắc chắn sẽ hết bệnh” hoặc các từ ngữ liên quan đến việc chắc chắn trong việc điều trị các loại bệnh và triệu chứng mà không có tài liệu chứng minh, kiểm chứng.
- Quảng cáo sử dụng những nội dung tuyên bố sai lệch hoặc nội dung tuyên bố dụ dỗ người dùng bằng cách đưa ra một kết quả không chắc sẽ xảy ra (ngay cả khi kết quả này có thể xảy ra) như là kết quả mà người dùng có thể mong đợi.
– Ví dụ: “Phương thuốc thần kỳ” cho người bệnh, sản phẩm hoặc chương trình giảm cân cấp tốc, chương trình “làm giàu nhanh” hoặc hứa hẹn kiếm được nhiều tiền mà không cần nỗ lực hoặc đầu tư nhiều; thông tin về thủ tục bỏ phiếu công khai mâu thuẫn với các nguồn chính thức của chính phủ; nội dung tuyên bố sai lệch rằng một nhân vật công chúng đã chết hoặc bị tai nạn.
– Ví dụ cụ thể: Quảng cáo giảm cân nói bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích và giảm 5 kg một tháng.
– Nội dung cạnh tranh không lành mạnh
- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
– Nội dung người lớn
- Văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc video có hình vẽ hành vi tình dục nhằm mục đích khơi dậy. Ví dụ: Khiêu dâm hạng nặng; các hành vi giới tính như bộ phận sinh dục, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng; thủ dâm; phim hoạt hình khiêu dâm hoặc hentai.
- Nội dung quảng bá chủ đề tình dục với trẻ vị thành niên, tình dục cưỡng ép hoặc các chủ đề tình dục bất hợp pháp khác, cho dù ở hình thức mô phỏng hay thực tế.
– Ví dụ: Hiếp dâm, loạn luân, thú dâm, ái tử thi, ấu dâm hoặc khiêu dâm có chủ đề về trẻ vị thành niên, hẹn hò với trẻ vị thành niên. - Nội dung có thể gây hiểu lầm là mua bán dâm. Ví dụ: Mại dâm, dịch vụ người bạn thân mật và dịch vụ vệ sĩ, dịch vụ xoa bóp thân mật và các dịch vụ tương tự, trang web ôm ấp.
- Lạm dụng tình dục trẻ em, nội dung quảng bá bóc lột tình dục trẻ vị thành niên.
- Nội dung quảng bá hôn nhân với nước ngoài.
– Ví dụ: Dịch vụ đặt hàng cô dâu qua mạng, môi giới hôn nhân quốc tế, du lịch tìm người yêu, vợ… - Tiêu đề không được phép có các từ nhạy cảm về “vùng kín”, “âm đạo”, “dương vật” và các thành phần thành tố tương tự; và phải liên quan trực tiếp đến nội dung bài.
– Nội dung chính trị, pháp luật
Tất cả nội dung quảng cáo và đích đến có nội dung chính trị đều phải tuân thủ pháp luật của nhà nước. Nội dung sau đây được xem là không phù hợp về chính trị, pháp luật.
- Quảng cáo nội dung có liên quan đến các tổ chức chính trị, đảng phái chính trị, vận động hoặc gây quỹ cho vấn đề chính trị cũng như các ứng cử viên riêng lẻ và chính trị gia.
- Sử dụng các nội dung khai thác các vấn đề chính trị hoặc xã hội gây tranh cãi vì mục đích thương mại.
- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
- Quảng cáo những bài có chứa nội dung kiện tụng, tranh chấp.
5.4 Quảng cáo thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, mỹ phẩm
Đối với quảng cáo thực phẩm chức năng (Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng…), mỹ phẩm
- Đối với thực phẩm chức năng, phải miêu tả rõ chức năng của thực phẩm chức năng, tác dụng của sản phẩm và có thông tin “Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” trên nội dung hoặc văn bản trên hình quảng cáo rõ ràng, dễ thấy.
- Đối với thực phẩm chức năng, chỉ được phép quảng cáo cho người trên 18 tuổi
- Nội dung quảng cáo không được phép quảng cáo các loại thực phẩm chức năng và mỹ phẩm như là thuốc chữa bệnh.
Đối với quảng cáo thức ăn bổ sung và sữa dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi – 24 tháng tuổi, không thuộc phạm vi cấm quảng cáo phải bảo đảm yêu cầu sau đây
- Phần đầu của quảng cáo và trong trang đích phải có nội dung rõ ràng, dễ thấy: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”.
- Nội dung trang đích quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”.
Đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo, nội dung không được lạm dụng hình ảnh bác sĩ, chuyên gia y tế. Cụ thể:
- Nội dung, trang đích không có các thông tin về bác sĩ, phó giáo sư, giáo sư ngành y dược, lương y, dược sĩ, thầy thuốc hoặc, chuyên gia y tế.
- Không sử dụng hình ảnh người mặc áo nhân viên y tế.
- Nội dung không có hình nền/thư tín/thư cám ơn, cơ sở y tế (Ví dụ bệnh viện da liễu).
5.5 Quảng cáo thuốc
Đối với quảng cáo thuốc chữa bệnh, quảng cáo không được chứa các nội dung sau:
- Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong.
- Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục.
- Chỉ định điều trị chứng mất ngủ kinh niên.
- Các chỉ định mang tính kích dục.
- Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u.
- Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác.
Đối với các sản phẩm giới thiệu thuốc, chỉ được phép quảng cáo cho người trên 18 tuổi.
5.6 Quảng cáo xổ số
Ngoài việc cần cung cấp giấy phép như được quy định trong mục 4. Sản phẩm cần giấy phép, nội dung quảng cáo xổ số không được quảng cáo các nội dung sau:
- Quảng cáo việc trúng thưởng là kết quả đương nhiên khi tham gia dự thưởng xổ số;
- Quảng cáo việc tham gia dự thưởng xổ số sẽ cải thiện được tình hình tài chính của người tham gia;
- Có hình ảnh vi phạm thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoá dân tộc;
- Khuyến khích các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh xổ số;
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Đối với quảng cáo xổ số, chỉ được phép quảng cáo cho người trên 18 tuổi.
5.7 Quảng cáo các khóa học đầu tư, ebook đầu tư
- Ngoài việc cung cấp các giấy phép được yêu cầu, nội dung khóa học, ebook phải ghi rõ thông tin đầu tư cụ thể (Ví dụ: đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu…).
- Media Lab có quyền từ chối các nội dung quảng cáo chung chung (Ví dụ: đăng ký tài khoản đầu tư sẽ được tư vấn chiến lược đầu tư sinh lời hoặc quảng cáo lớp học đầu tư).
Was this article helpful?
That’s Great!
Thank you for your feedback
Sorry! We couldn't be helpful
Thank you for your feedback
Feedback sent
We appreciate your effort and will try to fix the article